Đang Tải Dữ Liệu....

Kiểm định, Hiệu chuẩn, Hiệu chỉnh - sự khác biệt giữa các quy trình

Phân biệt Kiểm định, Hiệu chuẩn, Hiệu chỉnh - giải thích ngắn gọn, nôm na, dân dã & dễ hiểu.

Giống nhau:
- Kiểm định & Hiệu chuẩn đều là phương pháp kiểm tra cân điện tử có đúng với thông số đã được công bố/cấp phép hay không (đọc thêm về Phê duyệt mẫu tại đây), nếu đạt thì đều được dán tem kiểm định/hiệu chuẩn (thời hạn 12 tháng), quy trình này phải được thực hiện bởi đơn vị được cấp phép của Nhà nước. (Cái này nó giống như đến hạn thì đưa xe ô tô đi đăng kiểm tại các trung tâm đăng kiểm đó ạ).

Khác nhau:
- Kiểm định là bắt buộc về mặt pháp lý đối với các loại cân điện tử, cân tính tiền, cân siêu thị, cân bàn, cân treo, trạm cân xe tải,... dùng tại chợ, tại các cửa hàng, siêu thị, các công ty, khu công nghiệp,... có giao dịch trực tiếp với người mua hàng. Quy trình kiểm định do Bộ KHCN ban hành.
- Hiệu chuẩn là tự nguyện, dựa vào kết quả kiểm tra, khách hàng quyết định có nên sử dụng tiếp tục cân nữa hay không. Quy trình hiệu chuẩn thông thường do đơn vị soạn thảo và được thẩm duyệt khi đăng ký tổ chức hiệu chuẩn theo Nghị định số 105/2016/NĐ-CP.
- Hiệu chỉnh là cách người dùng, đơn vị có chuyên môn tự điều chỉnh cân về đúng với giá trị mà nhà sản xuất công bố. (Nó giống với kiểu lốp xe bị non hơi thì ta tự bơm cho đủ căng)


Việc kiểm định cân điện tử không bắt buộc → nếu sử dụng cân điện tử không liên quan đến giao thương mua và bán hàng hóa sản phẩm trực tiếp. Mục đích cân chỉ sử dụng cho nội bộ kiểm tra hàng hóa, sản xuất hoặc sơ chế biến.

Bổ sung:
Sau mỗi lần hiệu chuẩn, đơn vị sử dụng nên và phải có kiểm tra định kỳ bằng quả cân chuẩn đối với cân để đảm bảo cân luôn nằm trong sai số cho phép.

Sự khác biệt giữa hiệu chuẩn, hiệu chỉnh và kiểm tra định kỳ
Hình ảnh được trích xuất từ khóa đào tạo trực tuyến của Mettler Toledo.
093.648.8558
Chat ngay
090.226.1357
Chat ngay