CÁCH CHỌN MUA VÀ KIỂM TRA CÁC LOẠI CÂN ĐIỆN TỬ THÔNG DỤNG
Kính chào Quý khách hàng!
Như các cụ ta thường nói: “Tiền nào của nấy”, để sản xuất một chiếc cân chất lượng thì chi phí sản xuất cũng sẽ cao hơn, nhưng bù lại cân bền và chính xác theo thời gian. Nếu tiết kiệm mà mua cân quá rẻ, khi cân bán hàng cho khách chẳng may bị thiếu, khách về nhà cân lại thấy cân điêu thì mình sẽ mất khách và mất cả uy tín, còn nếu cân dư thì mình lại bị lỗ. Tương tự như vậy đối với cân hàng trong sản xuất nếu dùng cân kém chất lượng bị sai số dẫn tới có thể hỏng cả mẻ, thậm chí cả lô hàng.
Để giải đáp một số thắc mắc về cách chọn mua cân điện tử sao cho bền và chính xác, chúng tôi có một số tư vấn cách kiểm tra và lựa chọn cân sao cho tốt và phù hợp với túi tiền của Quý khách nhất.
Phần I: Về ngoại quan
- Nhấc cân lên cho cảm giác chắc chắn hay ọp ẹp, xộc xệch?! 4 vấu nhựa trên đĩa cân khi cài vào 4 góc có chắc chắn hay lỏng lẻo, nếu lỏng lẻo (có thể) sẽ gây đến sự sai lệch khi cân hàng hóa vì đĩa cân không ổn định.
- Kiểm tra màn hình hiển thị số có bị mất nét, mờ hay hiện tượng gì khác thường không? Nếu cân có 2 mặt màn hình trước (người dùng) và sau (khách hàng) thì nhớ kiểm tra cả 2 phía. Thông thường màn hình LCD sẽ có khả năng tiết kiệm điện đến ½ so với màn hình LED đỏ, thời gian sử dụng cân sẽ được lâu hơn, ít phải sạc, ắc quy cũng sẽ bền hơn (vì mỗi ắc quy đều có số lần sạc nhất định), nhưng bù lại màn hình Led đỏ nhìn sẽ rõ ràng hơn.
Ví dụ: với một chiếc cân 30kg, ta nên kiếm vật nặng từ 10kg – 20kg đặt lên thử. Nếu mua tại cửa hàng, công ty thì yêu cầu người bán đặt quả cân chuẩn 10kg hoặc 20kg lên thử, hoặc đặt cả 20kg+10kg lên thử luôn xem cân có hiển thị chính xác không? Với cân 30kg thường có bước nhảy 1g hoặc 2g thì các lần đặt vật lên cân, màn hình hiển thị không được sai khác quá con số bước nhảy cho phép ở trên, cụ thể, nếu đặt quả cân 20kg sẽ chỉ cho phép hiển thị đúng 20.000kg hoặc 19.999kg/20.001kg (với cân có bước nhảy 1g) hoặc 19.998kg/20.002kg (với cân có bước nhảy 2g), ngoài các con số trên thì đều bất ổn. (Màn hình cân điện tử hiển thị theo hệ Anh/Mỹ nên sẽ dùng dấu chấm . thay cho dấu phảy , )
Xem: Các loại cân điện tử thông dụng tại đây.
Đọc thêm: Các câu hỏi về cân điện tử tại đây.
Phần II: Về chứng từ, giấy tờ
- Các loại cân điện tử NHẬP KHẨU chính hãng, chính ngạch đều bắt buộc phải có chứng từ nhập khẩu như: Tờ khai hải quan, C/O (chứng nhận xuất xứ hàng hóa), C/Q (chứng nhận kiểm định chất lượng), Invoice, Packing List,...cùng nhiều loại giấy tờ khác.
- Khi nhập khẩu vào Việt Nam phải tuân thủ các tiêu chuẩn đo lường tại VN, nên các loại cân điện tử đều phải có PHÊ DUYỆT MẪU. Muốn có cấp phép phê duyệt mẫu cân điện tử nhập khẩu thì bắt buộc phải có các loại chứng từ ở bước trên để nộp cho cơ quan có thẩm quyền.
Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, Quý khách chỉ cần yêu cầu nơi bán hoặc công ty bán hàng cung cấp giấy phê duyệt mẫu (tên đầy đủ là "Quyết định về việc phê duyệt mẫu phương tiện đo"), trên đó sẽ có tên công ty nhập khẩu, hãng sản xuất, tên hàng của loại cân điện tử mình đang mua cùng các thông số, chi tiết kỹ thuật đã được phê duyệt, đối chiếu với cân là Quý khách có thể biết về hàng hóa.
- Ngoài ra, nếu nơi bán nhận là nhà phân phối, công ty, đại lý ủy quyền của chính hãng thì sẽ có giấy ủy quyền của hãng cho đơn vị đó thay mặt hãng bán/phân phối cân điện tử. Quý khách cũng có thể yêu cầu nơi bán cung cấp để tham khảo thêm & yên tâm về chất lượng, dịch vụ hậu mãi sau bán hàng. Tránh trường hợp giả mạo, mua phải hàng lởm, hàng kém chất lượng, hàng nhái,...sau này có hỏng hóc cũng không được hỗ trợ bảo hành, hoặc không có linh kiện thay thế/sửa chữa.
- Nếu cân điện tử Quý khách sử dụng tại chợ, cửa hàng, siêu thị, các công ty, khu công nghiệp có giao thương trực tiếp với người mua hàng thì nên đặt vấn đề với bên bán cân làm dịch vụ kiểm định cân để tránh bị Quản lý thị trường kiểm tra và phạt. Chi phí kiểm định cũng không quá đắt so với....phạt.
Đọc thêm về: Phê duyệt mẫu tại đây.
Đọc thêm về: Kiểm định cân tại đây.
Phần III: Về nội cảnh
Phần này hơi chuyên sâu một chút, nhưng chúng tôi cố gắng đưa ra vài dẫn chứng bằng hình ảnh để Quý khách dễ mường tượng và cảm nhận.
Nếu lười có thể xem video bên dưới cho nhanh, hihi...
Tháo ốc vít và mở cân ra kiểm tra nội thất bên trong
- Đầu tiên, sẽ là phần mạch điều khiển & xử lý tín hiệu, chỉ bằng cảm quan ta sẽ thấy ngay mạch nào sạch sẽ, chuẩn chỉnh,...những cân tốt, các hãng sẽ tập trung thiết kế mạch sao cho gọn gàng, tinh xảo. Cân điện tử có mạch tốt sẽ xử lý tín hiệu từ cảm biến lực nhanh chóng, chuẩn xác, cho ra kết quả nhanh và chính xác.
- Tiếp theo nhìn đến càng cua chịu lực đồng thời cả cảm biến lực ngay đó luôn. Cân điện tử loại tốt thường sẽ làm càng cua chịu lực to, khỏe, dày dặn chắc chắn để bổ trợ cho cảm biến lực chịu được lực nặng đặt lên, thông thường sẽ chống quá tải gấp từ 1,5 lần đến 4 lần cân tùy hãng. Tại sao lại cao như vậy? Ví dụ nhé, để cân 1 bao hàng khoảng 20kg – 30kg, người khỏe nhấc hàng lên nhẹ nhàng và đặt cũng nhẹ nhàng lên cân được, chứ đa phần sẽ đặt cái phịch lên cân, lúc này trọng lượng hàng + lực rơi của bao hàng phải lên đến 30kg → 50kg, nếu cân chịu lực kém sẽ cong võng càng chịu lực, sau này khi cân các loại hàng khác chắc chắn sẽ sai số.
- Cảm biến lực: bằng cảm quan nhìn cảm biến nào sơ sài, sần sùi hay mịn màng, bé xíu xiu mỏng manh hay to khỏe cứng cáp . Hàng chất lượng, các hãng sẽ làm cảm biến to chắc, mịn màng và trau chuốt. Tất nhiên còn phụ thuộc thêm vào các hãng sản xuất cảm biến mà chất lượng cũng sẽ khác nhau (tạm thời ở đây chưa bàn tới vì bài viết này dành cho những người “ngoại đạo”, chưa rõ về tên tuổi các hãng trên thế giới).
Cảm biến lực có thể ví như 1 chiếc lò xo của cân đồng hồ, lò xo tốt thì cân bao nhiêu cũng đàn hồi về trạng thái ban đầu, loại kém thì khi cân nhiều sẽ không co giãn về được trạng thái gốc, cân đồ càng nặng, cân càng nhiều trong thời gian ngắn sẽ thường sai số lớn. Tùy từng mức cân, loại cân mà dùng cảm biến lực có thông số phù hợp để đáp ứng tải trọng & độ nhạy khác nhau. Cảm biến lực thường được thiết kế chống quá tải an toàn trong mức cho phép. Ví dụ cân điện tử 30kg thông thường sẽ dùng cảm biến lực chịu tải 40kg – 50kg, nếu cân quá mức trên có thể làm hỏng cảm biến. Mặc dù các hãng sản xuất cảm biến cùng loại có kích thước bằng nhau, nhưng không thể dùng cảm biến của chiếc cân 30kg có bước nhảy 1g mà dùng cho cân 3kg bước nhảy 0,1g được, từ độ nhạy của cảm biến, tốc độ phản hồi đều khác nhau hoàn toàn.
Trên đây là một vài bước hướng dẫn Quý khách hàng có thể kiểm tra cơ bản một chiếc cân điện tử loại tốt và chất lượng. Quý khách cần hỗ trợ, hỏi đáp, tư vấn vui lòng liên hệ số điện thoại bên dưới chân website.
Xin cảm ơn Quý khách đã đọc đến dòng cuối cùng này, hi vọng chúng tôi giúp ích được chút gì đó cho Quý khách!
Xem: Các loại cân điện tử thông dụng tại đây.
Đọc thêm: Các câu hỏi về cân điện tử tại đây.
Kính chào Quý khách hàng!
Như các cụ ta thường nói: “Tiền nào của nấy”, để sản xuất một chiếc cân chất lượng thì chi phí sản xuất cũng sẽ cao hơn, nhưng bù lại cân bền và chính xác theo thời gian. Nếu tiết kiệm mà mua cân quá rẻ, khi cân bán hàng cho khách chẳng may bị thiếu, khách về nhà cân lại thấy cân điêu thì mình sẽ mất khách và mất cả uy tín, còn nếu cân dư thì mình lại bị lỗ. Tương tự như vậy đối với cân hàng trong sản xuất nếu dùng cân kém chất lượng bị sai số dẫn tới có thể hỏng cả mẻ, thậm chí cả lô hàng.
Để giải đáp một số thắc mắc về cách chọn mua cân điện tử sao cho bền và chính xác, chúng tôi có một số tư vấn cách kiểm tra và lựa chọn cân sao cho tốt và phù hợp với túi tiền của Quý khách nhất.
Phần I: Về ngoại quan
- Đầu tiên cần nhìn, sờ, cảm nhận chiếc cân nhìn có trau chuốt không, các ký tự, con số in trên mặt cân có sắc nét không,... Một hãng cân uy tín họ sẽ cho ra một sản phẩm tốt, trau chuốt từ hình thức cho đến chất lượng.
- Nhấc cân lên cho cảm giác chắc chắn hay ọp ẹp, xộc xệch?! 4 vấu nhựa trên đĩa cân khi cài vào 4 góc có chắc chắn hay lỏng lẻo, nếu lỏng lẻo (có thể) sẽ gây đến sự sai lệch khi cân hàng hóa vì đĩa cân không ổn định.
- Tiếp đó, bật cân và kiểm tra. Trong khoảng 3 – 5 giây, cân có ổn định và về 0 không? (Lưu ý: nên đặt cân lên một mặt phẳng, vững chắc và tránh gió. Đối với cân có độ nhạy cao, khi đặt trên mặt bàn chỉ cần người dựa vào bàn hoặc tỳ tay vào bàn gây rung cũng làm cân không ổn định).
- Kiểm tra màn hình hiển thị số có bị mất nét, mờ hay hiện tượng gì khác thường không? Nếu cân có 2 mặt màn hình trước (người dùng) và sau (khách hàng) thì nhớ kiểm tra cả 2 phía. Thông thường màn hình LCD sẽ có khả năng tiết kiệm điện đến ½ so với màn hình LED đỏ, thời gian sử dụng cân sẽ được lâu hơn, ít phải sạc, ắc quy cũng sẽ bền hơn (vì mỗi ắc quy đều có số lần sạc nhất định), nhưng bù lại màn hình Led đỏ nhìn sẽ rõ ràng hơn.
- Bước cuối cùng kiểm tra là kiếm một vật nặng, tùy vào tải trọng cân mà kiếm vật nặng tương đối để đặt lên cân kiểm tra xem cân có vẹo vọ, trùng võng cả đĩa cân xuống không. Nên nhấc ra đặt vào đôi ba lần liên tục để kiểm tra sự đồng nhất và chính xác trong các lần cân của cùng một đồ vật, đồng thời kiểm tra độ đàn hồi của cảm biến và mạch xử lý tín hiệu.
Ví dụ: với một chiếc cân 30kg, ta nên kiếm vật nặng từ 10kg – 20kg đặt lên thử. Nếu mua tại cửa hàng, công ty thì yêu cầu người bán đặt quả cân chuẩn 10kg hoặc 20kg lên thử, hoặc đặt cả 20kg+10kg lên thử luôn xem cân có hiển thị chính xác không? Với cân 30kg thường có bước nhảy 1g hoặc 2g thì các lần đặt vật lên cân, màn hình hiển thị không được sai khác quá con số bước nhảy cho phép ở trên, cụ thể, nếu đặt quả cân 20kg sẽ chỉ cho phép hiển thị đúng 20.000kg hoặc 19.999kg/20.001kg (với cân có bước nhảy 1g) hoặc 19.998kg/20.002kg (với cân có bước nhảy 2g), ngoài các con số trên thì đều bất ổn. (Màn hình cân điện tử hiển thị theo hệ Anh/Mỹ nên sẽ dùng dấu chấm . thay cho dấu phảy , )
Xem: Các loại cân điện tử thông dụng tại đây.
Đọc thêm: Các câu hỏi về cân điện tử tại đây.
- Các loại cân điện tử NHẬP KHẨU chính hãng, chính ngạch đều bắt buộc phải có chứng từ nhập khẩu như: Tờ khai hải quan, C/O (chứng nhận xuất xứ hàng hóa), C/Q (chứng nhận kiểm định chất lượng), Invoice, Packing List,...cùng nhiều loại giấy tờ khác.
- Khi nhập khẩu vào Việt Nam phải tuân thủ các tiêu chuẩn đo lường tại VN, nên các loại cân điện tử đều phải có PHÊ DUYỆT MẪU. Muốn có cấp phép phê duyệt mẫu cân điện tử nhập khẩu thì bắt buộc phải có các loại chứng từ ở bước trên để nộp cho cơ quan có thẩm quyền.
Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, Quý khách chỉ cần yêu cầu nơi bán hoặc công ty bán hàng cung cấp giấy phê duyệt mẫu (tên đầy đủ là "Quyết định về việc phê duyệt mẫu phương tiện đo"), trên đó sẽ có tên công ty nhập khẩu, hãng sản xuất, tên hàng của loại cân điện tử mình đang mua cùng các thông số, chi tiết kỹ thuật đã được phê duyệt, đối chiếu với cân là Quý khách có thể biết về hàng hóa.
- Ngoài ra, nếu nơi bán nhận là nhà phân phối, công ty, đại lý ủy quyền của chính hãng thì sẽ có giấy ủy quyền của hãng cho đơn vị đó thay mặt hãng bán/phân phối cân điện tử. Quý khách cũng có thể yêu cầu nơi bán cung cấp để tham khảo thêm & yên tâm về chất lượng, dịch vụ hậu mãi sau bán hàng. Tránh trường hợp giả mạo, mua phải hàng lởm, hàng kém chất lượng, hàng nhái,...sau này có hỏng hóc cũng không được hỗ trợ bảo hành, hoặc không có linh kiện thay thế/sửa chữa.
- Nếu cân điện tử Quý khách sử dụng tại chợ, cửa hàng, siêu thị, các công ty, khu công nghiệp có giao thương trực tiếp với người mua hàng thì nên đặt vấn đề với bên bán cân làm dịch vụ kiểm định cân để tránh bị Quản lý thị trường kiểm tra và phạt. Chi phí kiểm định cũng không quá đắt so với....phạt.
Đọc thêm về: Phê duyệt mẫu tại đây.
Đọc thêm về: Kiểm định cân tại đây.
Phần III: Về nội cảnh
Phần này hơi chuyên sâu một chút, nhưng chúng tôi cố gắng đưa ra vài dẫn chứng bằng hình ảnh để Quý khách dễ mường tượng và cảm nhận.
Nếu lười có thể xem video bên dưới cho nhanh, hihi...
Tháo ốc vít và mở cân ra kiểm tra nội thất bên trong
- Đầu tiên, sẽ là phần mạch điều khiển & xử lý tín hiệu, chỉ bằng cảm quan ta sẽ thấy ngay mạch nào sạch sẽ, chuẩn chỉnh,...những cân tốt, các hãng sẽ tập trung thiết kế mạch sao cho gọn gàng, tinh xảo. Cân điện tử có mạch tốt sẽ xử lý tín hiệu từ cảm biến lực nhanh chóng, chuẩn xác, cho ra kết quả nhanh và chính xác.
- Tiếp theo nhìn đến càng cua chịu lực đồng thời cả cảm biến lực ngay đó luôn. Cân điện tử loại tốt thường sẽ làm càng cua chịu lực to, khỏe, dày dặn chắc chắn để bổ trợ cho cảm biến lực chịu được lực nặng đặt lên, thông thường sẽ chống quá tải gấp từ 1,5 lần đến 4 lần cân tùy hãng. Tại sao lại cao như vậy? Ví dụ nhé, để cân 1 bao hàng khoảng 20kg – 30kg, người khỏe nhấc hàng lên nhẹ nhàng và đặt cũng nhẹ nhàng lên cân được, chứ đa phần sẽ đặt cái phịch lên cân, lúc này trọng lượng hàng + lực rơi của bao hàng phải lên đến 30kg → 50kg, nếu cân chịu lực kém sẽ cong võng càng chịu lực, sau này khi cân các loại hàng khác chắc chắn sẽ sai số.
- Cảm biến lực: bằng cảm quan nhìn cảm biến nào sơ sài, sần sùi hay mịn màng, bé xíu xiu mỏng manh hay to khỏe cứng cáp . Hàng chất lượng, các hãng sẽ làm cảm biến to chắc, mịn màng và trau chuốt. Tất nhiên còn phụ thuộc thêm vào các hãng sản xuất cảm biến mà chất lượng cũng sẽ khác nhau (tạm thời ở đây chưa bàn tới vì bài viết này dành cho những người “ngoại đạo”, chưa rõ về tên tuổi các hãng trên thế giới).
Cảm biến lực có thể ví như 1 chiếc lò xo của cân đồng hồ, lò xo tốt thì cân bao nhiêu cũng đàn hồi về trạng thái ban đầu, loại kém thì khi cân nhiều sẽ không co giãn về được trạng thái gốc, cân đồ càng nặng, cân càng nhiều trong thời gian ngắn sẽ thường sai số lớn. Tùy từng mức cân, loại cân mà dùng cảm biến lực có thông số phù hợp để đáp ứng tải trọng & độ nhạy khác nhau. Cảm biến lực thường được thiết kế chống quá tải an toàn trong mức cho phép. Ví dụ cân điện tử 30kg thông thường sẽ dùng cảm biến lực chịu tải 40kg – 50kg, nếu cân quá mức trên có thể làm hỏng cảm biến. Mặc dù các hãng sản xuất cảm biến cùng loại có kích thước bằng nhau, nhưng không thể dùng cảm biến của chiếc cân 30kg có bước nhảy 1g mà dùng cho cân 3kg bước nhảy 0,1g được, từ độ nhạy của cảm biến, tốc độ phản hồi đều khác nhau hoàn toàn.
Trên đây là một vài bước hướng dẫn Quý khách hàng có thể kiểm tra cơ bản một chiếc cân điện tử loại tốt và chất lượng. Quý khách cần hỗ trợ, hỏi đáp, tư vấn vui lòng liên hệ số điện thoại bên dưới chân website.
Xin cảm ơn Quý khách đã đọc đến dòng cuối cùng này, hi vọng chúng tôi giúp ích được chút gì đó cho Quý khách!
Xem: Các loại cân điện tử thông dụng tại đây.
Đọc thêm: Các câu hỏi về cân điện tử tại đây.